Trà Hoa Thảo Mộc



Táo đỏ Tân Cương




Trà Hoa Hồng



Lạc đà - chiếc thuyền của sa mạc

Lạc đà - chiếc thuyền của sa mạc. Thế Giới Động Vật

Hình minh họa: Lạc đà - chiếc thuyền của sa mạc. Thế Giới Động Vật

(Nguồn ảnh: Internet)


Lạc đà - chiếc thuyền của sa mạc

Trong các loài động vật, động vật chịu vất vả giỏi nhất phải kể đến lạc đà. Một con lạc đà có thể thồ được 200 kg hàng, hằng ngày đi được 40 km và có thể đi liên tục 3 ngày trong sa mạc. Nếu đi không, chúng có thể chạy được 15 km/h, liên tục trong 8 tiếng không nghỉ. Do vậy, dùng tên gọi "chiếc thuyền của sa mạc" để khen thưởng chúng, quả thật là không hổ thẹn.

Đi trên sa mạc, thường xuyên gặp phải tình huống đáng sợ như bão cát bốn bề, cát vàng bay mù mịt, trời đất quay cuồng. Lúc này, lạc đà bình thản nằm xuống, nhắm mắt, lớp lông mi dài và dày của chúng giống như một lớp rèm chặn đứng gió cát lại, bảo vệ đôi mắt. Đợi cho trận gió cát qua đi, chúng mới đứng dậy, rũ hết cát trên mình, lặng lẽ tiếp tục tiến về phía trước...

Mùa hè, Mặt Trời gay gắt như lửa, nhiệt độ sa mạc lên tới trên 500C, đi trên sa mạc giống như đi trên lò lửa vậy, nửa bước cũng khó đi. Vậy mà, lạc đà lại không để ý một chút nào cả. Những móng chân to lớn của chúng đi trên sa mạc giống như đi trên mặt đất bằng phẳng vậy, vững chãi, không bị lún xuống. Hơn nữa, dưới chân của chúng có một lớp đệm sừng dày, giống như một chiếc "ủng" đặc biệt, không hề sợ nóng một chút nào.

Bản lĩnh lớn nhất của lạc đà là vất vả bôn ba không nghỉ trên sa mạc, có thể 10 ngày, nửa tháng không uống nước. Hoá ra, trong trường hợp hạn hán, lạc đà có chức năng sinh lí đặc biệt chống mất nước.

Mồm và mũi rất lớn của lạc đà là bộ phận quan trọng để giữ nước. Lớp trong lỗ mũi của lạc đà cuộn theo hình xoắn ốc, làm tăng diện tích thở khí. Ban đêm, lớp trong lỗ mũi lạc đà thu hồi lượng nước từ trong không khí thở ra, đồng thời làm lạnh khí, làm cho chúng thấp hơn nhiệt độ cơ thể 8,30C. Theo thống kê, những khả năng đặc biệt này của lạc đà có thể giúp chúng tiết kiệm được 70% lượng nước trong khí nóng thở ra so với con người.

Thông thường thân nhiệt lạc đà sau khi tăng lên đến 40,50C mới bắt đầu toát mồ hôi. Ban đêm, lạc đà thường trước tiên giảm thân nhiệt của mình xuống dưới 340C, thấp hơn thân nhiệt bình thường ban ngày. Ngày thứ hai, thân nhiệt muốn tăng thêm một chút nhiệt độ để toát mồ hôi thì cần thời gian rất dài. Như vậy, lạc đà rất ít khi toát mồ hôi, thêm nữa lại rất ít khi đi tiểu, nên đã tiết kiệm được sự tiêu hao lượng nước trong cơ thể.

Những người bị chết khát trên sa mạc, đa số là do bị mất đi lượng nước trong máu, máu trở nên đặc, cái nóng trong cơ thể rất khó phát tán, dẫn tới thân nhiệt tăng lên đột ngột mà chết. Còn lạc đà lại có thể vẫn giữ được dung lượng máu khi mất nước. Dường như chỉ sau khi mọi khí quan của lạc đà mất nước, nó mới mất đi lượng nước trong máu.

Điều thú vị là, lạc đà vừa có thể "tiết kiệm nguồn nước", lại vừa chú ý đến "khai thác nguồn nước". Dạ dày của lạc đà chia làm ba ngăn, hai ngăn trước có thêm rất nhiều "túi nước", có tác dụng dự trữ nước phòng hạn hán. Do vậy, một khi chúng gặp nước liền ra sức uống, ngoài việc tích trữ nước vào trong "túi nước" ra, chúng còn có thể nhanh chóng đưa nước vào máu tích trữ lại để dùng dần.

Lạc đà lặn lội đường dài trên sa mạc cần phải dự trữ đầy đủ năng lượng. Lượng mỡ dự trữ trong bướu của lạc đà tương đương với 1/5 trọng lượng cả cơ thể chúng. Khi chúng không tìm được thức ăn thì có thể dựa vào lượng mỡ của hai cục bướu này để duy trì sự sống. Đồng thời, trong quá trình mỡ bị oxy hoá vẫn có thể sản sinh ra lượng nước, hỗ trợ cho việc duy trì lượng nước cần thiết cho hoạt động của sự sống. Do vậy, có thể nói rằng, lạc đà vừa là "kho thực phẩm" vừa là "kho nước".


Từ Khóa:

Lạc đà - chiếc thuyền của sa mạc || Thế Giới Động Vật || Khám phá thế giới


Quảng cáo: Trái cây sấy xuất khẩu sỉ và lẻ

Xem Thêm Về Thế Giới Động Vật

Tại sao cổ của hươu cao cổ lại rất dài

Hươu cao cổ trong giới động vật còn có tên khác là "gã cao kều". Một con hươu cao cổ cao nhất trên thế giới cao 5,75 m, cao hơn 1/3 so với con voi cao nhất. Sở dĩ nó trở thành "gã cao kều" chủ yếu là bởi cái cổ rất dài của nó.

Gấu trúc (gấu mèo) có thể tuyệt chủng không

Thời kì đầu những năm 80 của thế kỉ XX, nơi cư trú chủ yếu của gấu trúc - vùng Mân Sơn phía Tây Bắc tỉnh Tứ Xuyên đã xảy ra sự kiện: loại trúc mũi tên nở hoa trên một diện tích lớn, phạm vi lên tới hơn 5000 km2. Những cây trúc này khoảng 100 năm nở hoa một

Gấu có gì khác với gấu người

"Chỉ có anh hùng đuổi hổ báo, chứ không có hào kiệt sợ gấu, sợ gấu người". Gấu và gấu người được đề cập trong hai câu thơ này, rốt cuộc có sự khác biệt gì?

Khi gặp gấu, nằm trên đất giả vờ chết thì có thể tránh bị gấu tấn công không

Gấu có thân hình cao lớn to khoẻ, là đại lực sĩ trong giới động vật, đặc biệt bàn chân thô khoẻ của chúng rất mạnh mẽ, một cái tát thì đến cả hổ, báo cũng khó có thể chịu đựng nổi.

Tại sao Nam Cực lại không có gấu Bắc Cực

Gấu Bắc Cực còn gọi là "gấu trắng", thân dài khoảng 2,7 m, chiều cao tính đến vai khoảng 1,3 m, thể trọng 750 kg, kích thước chỉ xếp sau gấu nâu Alaska, là động vật ăn thịt sống trên cạn đứng thứ 2 trên thế giới. Do nó to lớn, hung dữ, nên có biệt danh là

Tại sao gấu Bắc Cực không sợ lạnh

Bắc Cực là một thế giới tràn ngập băng tuyết. Đối mặt với khí hậu lạnh giá như vậy, có nhiều loài động vật to lớn lùi bước, nhưng gấu Bắc Cực lại có thể sinh sống một cách vui vẻ ở đó. Tại sao gấu Bắc Cực lại không sợ lạnh nhỉ?

Tại sao gấu Bắc Cực không có tư thế ngủ nhất định

Nếu bạn chú ý quan sát động vật ngủ thì sẽ phát hiện ra rằng, hầu như chúng đều có tư thế ngủ cố định, và đều có ý đồ nhất định. Ví dụ, khi chó ngủ thường là hướng đầu ra phía ngoài, như hướng ra phía cửa lớn của sân trước nhà để lúc nào cũng có thể quan s

Tại sao voi có thể đột nhiên phát điên

Voi là động vật có tính cách ôn hoà thuần hậu, cũng là người bạn tốt của loài người, thông thường sẽ không làm việc gì gây tổn hại cho loài người. Nhưng đôi khi, tính cách ôn thuận của voi sẽ trái ngược với bình thường, trở nên hung hãn thô bạo, giống như

Có hay không có nghĩa địa thần bí của voi

Hầu như tất cả các động vật có vú, sau khi chết đi, thi thể đều để ở đất hoang, nhưng trong rừng lại rất ít phát hiện thấy xác của voi. Con người khi giải thích hiện tượng này đã nói rằng, voi có trí lực siêu quần, thậm chí hiểu được khái niệm chết, trước

Tại sao trên mình của tê giác thường xuyên có chim tê giác đậu

Nghe nói ba bốn con sư tử lớn cũng không địch nổi một con tê giác, bởi vì da tê giác dày cứng như thép, và chiếc sừng dài to như miệng bát, bất kì con mãnh thú nào bị tê giác húc thì đều toi mạng. Chẳng trách khi chúng nổi giận thì đến cả voi cũng phải trá

Hà mã thỉnh thoảng có thể bị "chảy máu"

Chúng ta biết rằng, hà mã tuy là động vật trên cạn, nhưng đại bộ phận thời gian của nó vẫn ngâm mình ở dưới nước. Đương nhiên, hà mã thỉnh thoảng cũng sẽ đi dạo trên cạn một đoạn, tiện thể tìm kiếm thức ăn luôn.

Tại sao cơ quan cảm giác của hà mã lại ở trên đỉnh đầu

Nói đến hà mã thì ta nghĩ ngay đến tướng mạo rất khó coi của nó. Thân hình to béo vạm vỡ, trên cái mồm rất rộng lại mọc ra hai mắt rất nhỏ, trông rất đáng sợ.

Loài thú biển thở bằng phổi, tại sao có thể dừng được ở dưới nước trong một thời gian dài

Thú biển bao gồm rái cá biển, báo biển, sư tử biển, cá heo và cá voi v.v.. Chúng cũng thở bằng phổi giống như bò, ngựa, dê sống trên cạn vậy. Tuy nhiên, chúng phải thường xuyên nhô lên khỏi mặt nước, nhưng chúng cũng có thể ở dưới nước một thời gian tương

Tại sao nhân ngư được gọi là mĩ nhân ngư

Nếu như bạn đến Viện bảo tàng tự nhiên hoặc Công viên Hải dương để tham quan, người giới thiệu sẽ chỉ vào nhân ngư và bò biển nói với bạn rằng, đó chính là mĩ nhân ngư. Nhưng bất kì người nào cũng đều khó có thể liên hệ con vật trước mắt với cái từ đẹp đẽ

Trà Hoa Thảo Mộc Đà Lạt

Tìm kiếm

Nông Sản Sạch



Kẹo Xoài




Xoài Sấy Dẻo