Trà Hoa Thảo Mộc



Táo đỏ Tân Cương




Trà Hoa Hồng



Tác dụng chữa bệnh từ các loại rau

Cây mía. Tác dụng chữa bệnh từ các loại rau - Mẹo vặt trong cuộc sống hàng ngày

Cây mía - Tác dụng chữa bệnh từ các loại rau. (Nguồn ảnh: Internet)

Cây mía

a. Thành phần và tác dụng

Mía chứa nhiều axit amin thiết yếu, đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể. Loại cây này cũng giàu vitamin Bi, B2, B6, C, canxi, phot pho, sắt... và nhiều axit hữu cơ hữu ích khác. Theo các chuyên gia y học, mía bổ sung dinh dưỡng cho cơ bắp, thanh nhiệt, giải khát, xóa tan mệt mỏi, trợ giúp tiêu hoá... Theo Đông y, mía vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, sinh tân dịch, nhuận táo, giáng khí.

Mía được dùng trong trường hợp ho khan ít đờm (kể cả chứng ho ra máu), mất dịch vị do vị nhiệt, lưỡi đỏ rêu ít, miệng khô khát, nôn oẹ nhiều lần, miệng khô buồn bực, đại tiện táo kết, ngộ độc do rượu. Các nghiên cứu hiện đại cho thấy, mía chứa nhiều loại đường, có tác dụng ức chế các khối u ác tính (ung thư).

b. Bài thuốc phối hợp

– Viêm niệu đạo, tiểu buốt do viêm nhiễm hệ thống bài tiết: Lấy nước mía, ngó sen tươi mỗi thứ 60g, mỗi ngày uống 2 lần.

– Miệng nhiệt lưỡi khô: Dùng hỗn hợp nước mía và nước gừng tươi uống từ từ.

– Viêm dạ dày mạn tính: Nước mía, rượu vang mỗi thứ một cốc, trộn đều, uống ngày 2 lần vào buổi sáng và tối.

– Đại tiện táo bón: Nước mía, mật ong mỗi thứ một cốc, trộn đều. Uống ngày 2 lần vào buổi sáng và tối khi bụng trống.

– Nội nhiệt miệng khô, nôn mửa, ho, viêm họng, chứng miệng khô nóng ở người già sau khi sốt: Nấu cháo bằng gạo nếp, khi chín thì cho nước mía vào khuấy đều để uống.

– Viêm da: vỏ mía tím nướng thành tro, nghiền vụn, trộn với dầu vừng để bôi.

– Miệng khát vào mùa nóng, biểu hiện là người nóng, khát nước, ra nhiều mồ hôi, miệng khô, tiểu vàng: Dùng mía tươi lượng vừa, gọt bỏ vỏ, nhai ăn nhiều lần trong ngày.

– Viêm amiđan, viêm họng cấp và mạn tính: Củ cải trắng và mía rửa sạch, ép lấy nước, mỗi lần dùng nước mía 10ml, nước củ cải 20ml trộn lẫn, thêm vào nước đá lượng vừa để uống, ngày 3 lần, dùng liên tục 3 - 5 ngày.

Hoặc dùng mía, củ năng, rễ cỏ tranh mỗi thứ lượng vừa phải, nấu nước uống thay trà, dùng nhiều lần trong ngày.

– Sốt cao, mất nước, miệng khô: Nước mía 1 - 2 cốc, ngày uống ba lần.

– Tiểu ngắn gắt đau (bàng quang thấp nhiệt): Mía 500g, lá mã đề tươi 50g, nấu nước uống thay trà, dùng nhiều lần trong ngày.

– Nôn do thai nghén: Nước mía 1 cốc, nước gừng tươi một ít, trộn lẫn để uống, ngày 1 lần.

– Phù nhẹ do thai nghén: Mía 500g, nấu nước uống thay trà, dùng nhiều lần trong ngày.


Từ Khóa:

Cây mía || Tác dụng chữa bệnh từ các loại rau || Mẹo vặt trong cuộc sống hàng ngày ||


Quảng cáo: Trái cây sấy xuất khẩu sỉ và lẻ

Xem thêm Tác dụng chữa bệnh từ các loại rau

Trà Hoa Thảo Mộc Đà Lạt

Tìm kiếm

Nông Sản Sạch



Kẹo Xoài




Xoài Sấy Dẻo