Trà Hoa Thảo Mộc



Táo đỏ Tân Cương




Trà Hoa Hồng



Cao huyết áp - Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc


Cao huyết áp

Cao huyết áp là từ thường gọi căn bệnh huyết áp cao trong hệ thống tuần hoàn, thông thường là chỉ huyết áp động mạch tuần hoàn trong cơ thể tăng cao, là một triệu chứng lâm sàng chung thường gặp. Huyết áp động mạch trong một ngày có sự thay đổi rất lớn, khi trạng thái sinh lí không giống nhau, ví dụ như lúc nghỉ ngơi và vận động, lúc bình tâm và bị kích động, lúc no và đói, lúc sáng và tối, chỉ số huyết áp thường có sự thay đổi nhất định. Huyết áp ở mức cao thì tỉ lệ mắc các bệnh vành tim, biến chứng của động mạch thận và xuất huyết não cũng cao hơn. Có thể thấy rằng, giữa huyết áp động mạch và hậu quả của nó có mối quan hệ nhất định với nhau.

Làm thế nào để biết được mức độ của chứng cao huyết áp? Thấp ở mức 18,7/12 kPa (140/90 mm Hg) là bình thường, cao ở mức 21,3/12,7 kPa (160/95 mm Hg) là cao huyết áp.

Đây là mức tiêu chuẩn chuẩn đoán về cao huyết áp của tổ chức Y tế thế giới. Hiện nay, tiêu chuẩn bình thường là được sự khẳng định từ quá trình phân tích so sánh của sự phân bố huyết áp ở những người cao huyết áp với sự phân bố ở những người bình thường. Giới hạn ở mức bình thường đã đạt được này hợp lí hơn nhiều so với các phương pháp khác..

1. Trà thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh

Trà phổ nhĩ có thể làm giảm lượng cholesterol, chất triglyceride và axit fatty tự do, tăng lượng bài tiết chất cholesterol qua đường tiểu tiện và đại tiện, cũng có thể khống chế đôi chút thành phần cholesterol có trong gan, đồng thời có tác dụng phòng chống bệnh về huyết quản tim..

2. Các loại trà nên sử dụng

(1). Trà lá dâu khổ đinh

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Trà khổ đinh, hoa cúc, lá dâu, rễ cỏ gianh trắng, câuđằng mỗi loại 6 gam. Giã thành bột thô, đun thành trà, uống nhiều như trà.

Công dụng chữa trị: Thanh nhiệt, bình gan. Dùng cho những người bị cao huyết áp, đau bụng, đau đầu.

Chú ý: Đông y cho rằng, cỏ gianh trắng có vị ngọt và mát, quy phổi, dạ dày, bàng quan. Có tác dụng mát máu cầm máu, thanh nhiệt lợi thấp, tăng cường sinh lực, chữa khát.

(2). Trà kí sinh dâu

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Kí sinh dâu, lá trà mỗi loại 10 gam. Đổ nước sôi vào uống như trà.

Công dụng chữa trị: Chữa bệnh cao huyết áp, đau xương phong thấp.

Chú ý: Kí sinh dâu có vị đắng, ngọt dịu, quy gan, lọc thận. Đây là loại thuốc trung tính không nóng không lạnh, chữa phong thấp, bổ gan thận, cũng có tác dụng dưỡng huyết ích âm.

(3). Trà hoạt huyết

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Hồng hoa 5 gam, đàn hương 5 gam, trà xanh 1 gam, đường đen 25 gam. Đổ nước vào đun.

Công dụng chữa trị: Phòng tránh bệnh xuất huyết não, cao huyết áp.

Chú ý: Hồng hoa còn gọi là hoa nam hồng, hoa thảo hồng. Phương thuốc này có vị cay nóng, nhập gan, tim, có tác dụng hoạt huyết thông mạch, chữa tắc giảm đau.

(4). Trà hoa cúc hoa hồng long đảm

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Hoa cúc 6 gam, hoa hồng 6 gam, cỏ long đảm 10 gam, trà xanh 6 gam. Đổ nước sôi vào bốn vị thuốc trên, uống nhiều như trà, mỗi ngày uống một thang.

Công dụng chữa trị: Thanh nhiệt mát máu, kiện tì hạ áp.

Chú ý: Hoa cúc có hàm lượng chất dầu, trong dầu là long não, dầu cúc… Ngoài ra, nó còn chứa hàm lượng vitamin A, vitamin B1, axit amino… Đổ nước sôi vào hoa cúc hoặc đun lên, nó có tác dụng kháng khuẩn nhất định đối với khuẩn cầu chuỗi màu vàng, khuẩn que gây ra nhiều loại bệnh và các loại nấm da; khi ở nồng độ cao, nó còn có tác dụng khống chế đối với virus gậy cúm PR 3 và khuẩn xoắn. Chất thuốc chứa trong hoa cúc còn có thể làm giãn động mạch vành, tăng lưu lượng máu chảy vào vành tim, có tác dụng làm giảm lượng oxi hao phí ở tim và làm giảm huyết áp, ngoài ra còn có chức năng khống chế sự lưu thông của mao mạch huyết quản để từ đó có thể chống viêm. Thuốc cao hoa cúc có thể thông vị, có tác dụng giải nhiệt.

(5). Trà giảm huyết áp hoa hồng hoa cúc

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Trà xanh, hoa cúc, hoa hồng mỗi loại 3 gam. Đổ nước sôi vào, uống hàng ngày.

Công dụng chữa trị: Có tác dụng cải thiện mao mạch huyết quản, phòng trừ sự dễ vỡ của mao mạch huyết quản, tính thẩm thấu cao mà dẫn tới xuất huyết. Có thể giảm huyết áp, có tác dụng đối với người bị cao huyết áp, có tác dụng phòng tránh chứng xuất huyết.

Chú ý: Thường xuyên dùng loại trà này, có thể bình gan giải gió, sáng mắt giảm nhiệt, có công dụng rất tốt trong việc phòng trừ bệnh cao huyết áp.

(6). Trà hoa tam thất

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Hoa tam thất 30 gam (hoa tam thất thường nở từ tháng sáu đến tháng tám, sau khi hái thì phơi khô, cắt nhỏ, cho vào bình sứ). Mỗi ngày lấy ra 3 gam hoa tam thất, đổ nước sôi vào. Uống thay trà.

Công dụng chữa trị: Thanh nhiệt sáng mắt, bình gan hạ huyết áp.

Chú ý: Phương trà này dùng để chữa với những người bị cao huyết áp, hoa mắt chóng mặt, ù tai, viêm họng cấp tính v.v…

(7). Trà lá sen

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Lá sen tươi rửa sạch cắt nhỏ, cho một lượng nước thích hợp vào, đun sôi để nguội uống thay trà.

Công dụng chữa trị: Thuốc nước và thuốc cao từ lá sen có tác dụng làm giãn huyết quản, thanh nhiệt giải độc và hạ huyết áp.

Chú ý: Lá sen còn là một vị thuốc giúp giảm béo.

(8). Trà củ sắn dây

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Đem củ sắn dây rửa sạch cắt thành từng miếng mỏng, mỗi ngày dùng 30 gam, cho nước vào đun sôi lên sau đó uống như trà.

Công dụng chữa trị: Thường xuyên uống trà làm từ củ sắn dây sẽ có tác dụng rõ rệt trong việc chữa trị bệnh cao huyết áp.

Chú ý: Củ sắn dây còn có tác dụng cải thiện tuần hoàn máu lên não, có tác dụng khá tốt đối với các chứng đau đầu, chóng mặt, ù tai và đau mỏi lưng do bệnh cao huyết áp gây ra.

(9). Trà hạt quyết minh

Phương pháp chữa bệnh bằng trà: Mỗi ngày dùng khoảng 15-20 gam hạt quyết minh, đổ nước sôi vào uống như trà.

Công dụng chữa trị: Có tác dụng giảm huyết áp, giảm lượng mỡ trong máu, lọc gan sáng mắt v.v…

Chú ý: Thường xuyên uống trà làm từ hạt quyết minh sẽ có tác dụng trong việc điều trị bệnh cao huyết áp, là một loại thuốc chữa cao huyết áp, hoa mắt chóng mặt, thị giác kém.

(10). Trà kí sinh dâu

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Lấy 15 gam kí sinh dâu khô, đun lên trong 15 phút là có thể dùng, mỗi ngày vào mỗi sáng và tối uống một lần.

Công dụng chữa trị: Kí sinh dâu là loại thuốc bổ thận, bổ huyết.

Chú ý: Đông y cho rằng, trà kí sinh dâu là loại nước uống thay trà, có công dụng rõ rệt trong việc chữa bệnh cao huyết áp.

(11). Trà râu ngô

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Râu ngô mỗi ngày dùng 25-30 gam, mỗi ngày uống vài lần.

Công dụng chữa trị: Có tác dụng chữa tả, hạ huyết áp, lợi niệu, dưỡng vị.

Chú ý: Râu ngô có tác dụng rất tốt trong việc lợi niệu giảm huyết áp, khi có biểu hiện lâm sàng dùng râu ngô sẽ có tác dụng rõ rệt trong việc chữa bệnh phù và cao huyết áp do chứng viêm thận gây ra..

3. Những điều cần ghi nhớ

Chúng ta đều biết cao huyết áp là một loại bệnh của phương thức sinh hoạt, không một loại vacxin nào có thể phòng tránh được bệnh cao huyết áp. Phương pháp sinh hoạt lành mạnh chính là cách phòng tránh tốt nhất. Tổ chức Y tế thế giới đã sớm chỉ ra rằng, cao huyết áp gồm cả chứng huyết quản tim não, hoàn toàn có thể thông qua cách sinh hoạt văn minh, lành mạnh để tăng tính phòng bệnh, hơn nữa còn nên phòng bệnh ngay từ khi còn trẻ. Vì sự phát sinh của những loại bệnh này là bắt đầu hình thành từ thời kì chúng ta còn trẻ, trong một thời gian dài ẩn bệnh, đến tuổi trung niên triệu chứng của bệnh mới dần dần bị phát tác.

Phải phòng trừ bệnh từ sớm, ngay từ khi phát hiện ra chứng cao huyết áp, điều mấu chốt là mọi người đều phải biết về cách phòng tránh bệnh, mọi người đều có thể tự bảo vệ được sức khỏe của mình. Trong bốn nền tảng lớn của tuyên ngôn Victoria nổi tiếng – “ăn uống hợp lí, vận động vừa phải, cai thuốc ít rượu, tâm lí bình ổn” (cũng là cách sinh hoạt lành mạnh), đã thông qua thực tiễn để chứng minh được đây là một phương pháp đầy hiệu quả. Có nghiên cưú đã chứng minh cách sinh hoạt lành mạnh này có thể làm tỉ lệ mắc bệnh cao huyết áp giảm xuống 55%, có thể thấy rằng tác dụng của việc làm giảm tỉ lệ mắc bệnh cao huyết áp là rất dễ.

Có chuyên gia đã đưa ra “ba kỉ luật lớn, bốn chú ý lớn” để phòng tránh bệnh đau tim, cao huyết áp. Ba kỉ luật lớn là: Thứ nhất, sinh hoạt điều độ; thứ hai, ăn uống khoa học; thứ ba, sinh hoạt văn hóa thường xuyên.

Bốn chú ý lớn là: Một là duy trì huyết áp ở mức bình thường; hai là duy trì trọng lượng cơthể ở mức bình thường; ba là duy trì lượng mỡ trong máu ở mức bình thường; bốn là ăn uống điều độ; năm là cai thuốc, hạn chế uống rượu, ăn ít muối; sáu là duy trì việc tập thể dục ở mức thích hợp; bảy là giữ ổn định trạng thái tâm lí cũng như tinh thần; tám là có ý thức tự bảo vệ sức khỏe của mình. Những điều này rất có ý nghĩa và có ảnh hưởng sâu rộng đến việc phòng tránh bệnh cao huyết áp của chúng ta.

Bệnh tim mang tính phong thấp.

1. Trà thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh

Ngọc trúc có chứa hàm lượng glucozit đắng của huệ tây, glucozit huệ tây, và phenol glucozit, rượu hồ bì và vitamin A. Glucozit huệ tây của ngọc trúc có tác dụng trợ tim, một lượng thuốc nhỏ có thể khiến tim đập nhanh và mạnh hơn, với một lượng lớn sẽ phản tác dụng. Ngọc trúc kết hợp với việc dùng cây long đờm chữa phong thấp, đương quy giúp hòa huyết, cam thảo điều hòa các vị thuốc sẽ có tác dụng chữa bệnh đau tim do phong thấp..

2. Các loại trà nên sử dụng

(1). Trà phong tim

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Rễ cây trà già (hơn 10 năm tuổi trở lên) 30-60 gam, phong hà lê 30 gam, vạn niên thanh 6 gam, một ít rượu nếp. Cho một lượng nước thích hợp vào bốn vị thuốc trên, đun sôi trong 30 phút, chắt bỏ cặn là có thể dùng được. Mỗi ngày uống một thang, uống tùy lúc.

Công dụng chữa trị: Trị gió, trợ tim, lợi niệu.

Chú ý: Phương trà này dùng với những người bị tim mang tính phong thấp, tim đập nhanh, hơi thở ngắn, sưng tức ngực v.v…

(2). Trà trợ tim

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Rễ cây trà già 30-60 gam, rượu nếp một lượng thích hợp. Đem rễ cây trà già (càng già càng tốt) rửa sạch, sau khi để ráo nước cắt thành miếng mỏng, cho nước và một lượng rượu nếp thích hợp vào, cho vào nồi nấu lên hoặc cho vào đồ bằng sứ dùng lửa nhỏ đun, chắt bỏ cặn là có thể dùng được. Mỗi ngày uống một thang, uống một lần vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Công dụng chữa trị: Chữa phong thấp, trợ tim an thần, lợi niệu tiêu phù.

Chú ý: Phương trà này dùng với những người đau tim phong thấp tính, tim đập nhanh, hơi thở ngắn, ít niệu, sưng phù, khó ngủ.

(3). Trà hoa hướng dương

Phương pháp chữa bệnh bằng trà: Hoa hướng dương một bông. Đem hoa hướng dương cắt thành bốn phần, lấy một phần, cho nước vào đun lên uống như trà. Mỗi ngày hai lần, mỗi lần một lần đun, uống khi còn nóng.Công dụng chữa trị: Chữa phong thấp, trợ tim, an thần.

Chú ý: Phương trà này dùng với những người bị phong thấp, van hai lá hẹp, tức ngực, tim đập nhanh, nhịp tim không đều.

(4). Trà ngọc trúc

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Ngọc trúc, long đờm, đương quy mỗi loại 9 gam, cam thảo 3 gam. Căn cứ theo tỉ lệ của những vị thuốc trên tăng số lượng lên 10 lần, nghiền thành bột, mỗi ngày lấy ra 30-40 gam, đổ nước nóng vào bình, đổ một nửa lượng nước sôi vào, đậy chặt nắp, sau 10-20 phút là có thể dùng.

Công dụng chữa trị: Dưỡng âm nhuận phổi, chữa phong thấp, hòa huyết.

Chú ý: Phương trà này chủ trị bệnh đau tim tính phong thấp. Có tác dụng ngăn thấp và chữa bệnh tiểu đường. Ngũ trúc còn có chức năng dưỡng âm làm ẩm, dùng để chữa các chứng tổn thương phổi, dạ dày. Trong cuốn Bản thảo biện độc có ghi: “(tên gọi khác của ngọc trúc) có tác dụng làm nhuận, dưỡng âm ở phổi và tì, những người bị phong nhiệt phong thấp có thể dùng, những người bị nhiệt phong thấp dễ gây tổn âm, mà vị thuốc này lại có tác dụng dưỡng âm, lại dễ ngăn độc, ngọc trúc có vị ngọt dịu, bổ mà không độc, được người xưa tin dùng.”

(5). Trà ngọc trúc mạch môn

Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Ngọc trúc, mạch môn, bách hợp, thạch hộc mỗi loại 15 gam. Căn cứ vào lượng tỉ lệ các loại thuốc trên tăng lên gấp bảy lần, nghiền thành bột. Mỗi ngày dùng 60 gam, đổ nước đã đun sôi vào, cho thêm một nửa lượng nước sôi, đậy chặt nắp, đợi 10-20 phút sau là có thể uống, uống tùy ý thay trà.

Công dụng chữa trị: Dưỡng âm, tăng cường sinh lực, nhuận phổi, thanh tim, ích vị.

Chú ý: Phương trà này dùng với những người bị bạch hầu ở thời kì đầu, phòng tránh bệnh viêm cơ tim và tê liệt đầu dây thần kinh, những người bị viêm tì vị nên kiêng dùng. Bốn vị thuốc trên đều có vị ngọt lạnh, có chức năng từ âm, nhuận phổi, dưỡng vị, sau khi kết hợp dùng với ngũ đồng sẽ càng thêm từ nhuận, có tác dụng với người bị tổn thương phổi vị, bao gồm người mới khỏi bệnh bạch hầu, người mới hồi phục bệnh viêm phổi. Mạch môn có tác dụng dưỡng âm nhuận phổi, dưỡng tim, khai vị, tăng cường sinh lực. Trong cuốn “Bản thảo hồi ngữ” có nói: “Mạch môn là loại thuốc thanh tim nhuận phổi”. Cuốn “Bản thảo chính nghĩa” cũng nói: “Mạch môn có vị ngọt, ngăn mỡ, bổ âm vị, tăng tuyến nước bọt, vốn là một loại thuốc bổ ích cam dược.” Rễ mạch môn có chứa hàm lượng chất steroid sapogenins, β-sitosterol, axit amin, đường gluco và vitamin A. Đối với người bị bệnh tiểu đường, mạch môn có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu và còn có thể nhanh chóng thúc đẩy sự phục hồi của tế bào insulin.

Ngoài ra, thành phần mạch môn có tác dụng kháng khuẩn khá tốt đối với khuẩn cầu chuỗi trắng, khuẩn que ruột già v.v….

3. Những điều cần ghi nhớ

Để đề phòng căn bệnh này, trước tiên cần đề phòng mắc chứng phong thấp nhiệt, là cơ sở để bệnh đau tim khó phát sinh. Một khi phần màng tim đã có sự tổn hại thì nên tích cực khống chế và dự phòng hoạt động phong thấp, khống chế triệu chứng, cải thiện chức năng của tim nhằm tránh cho bệnh biến chứng nặng hơn.

(1). Phòng tránh và chữa trị sự truyền nhiễm của khuẩn liên cầu.

Phải chú ý vệ sinh nơi ở, đối với các loại bệnh truyền nhiễm do khuẩn liên cầu cấp tính gây nên như bệnh sốt phát ban, viêm amiđan cấp tính, viêm họng, viêm tai giữa và viêm hạch bạch huyết, nên tích cực chữa triệt để nhằm tránh sự phát tác của bệnh phong thấp nhiệt. Sự phát tác nhiều lần của bệnh phong thấp nhiệt sẽ làm sự tổn hại của phần vành tim thêm trầm trọng.

(2). Kết hợp nhiều phương pháp chữa bệnh.

Vận động thích hợp và lao động vừa phải có thể làm tăng khả năng chịu đựng của chứng đau tim, không còn xuất hiện hiện tượng thở khó khăn nữa, có thể sinh hoạt và làm việc bình thường, tuy nhiên cần tránh lao động nặng nhọc và làm việc quá sức. Nghỉ ngơi có thể làm giảm chứng đau tim, là biện pháp cần có để phòng chữa bệnh, khi phát tác bệnh nên căn cứ vào triệu chứng và chỉ dẫn của bác sĩ, nên sinh hoạt hạn chế theo thể lực, thậm chí có thể nằm trên giường cho đến khi chức năng của tim được cải thiện mới thồi.

(3). Giữ cho tâm lý tinh thần ổn định.

Nhiều người bị đau tim là do tinh thần căng thẳng, khi tâm lí bị kích động tim sẽ đột nhiên hoạt động nhanh chóng làm tăng chứng đau tim tạo chức năng của tim không đầy đủ, vì vậy mà phải giữ cho tâm lí vui vẻ, tinh thần thoải mái.

(4). ăn uống điều độ.

Bệnh đau tim phong thấp tính sẽ dễ dẫn đến chứng phù thũng, do đó cần hạn chế các chất được nạp vào cơ thể, phòng tránh cho bệnh phù thũng bị nặng lên, tránh cho chứng đau tim thêm nặng, thông thường, người bị bệnh phong tim mỗi ngày chỉ nên nạp vào cơ thể 1-5 gam muối là vừa phải. Tiếp đó phải giảm những loại thức ăn có chứa hàm lượng mỡ cao: thức ăn có chứa hàm lượng mỡ cao khi nạp vào cơ thể sẽ khó tiêu hóa, sẽ làm tăng thêm chứng đau tim, có khi còn làm rối nhịp tim, vì vậy nên ăn ít hoặc không ăn thức ăn có chứa nhiều hàm lượng mỡ. Ngoài ra còn phải kiêng những đồ ăn chứa chất kích thích như ớt, gừng, hồ tiêu, thuốc lá, rượu, chè đặc, cà phê in, amphetamine sẽ làm chứng đau tim nặng thêm, người bị bệnh phong tim khi chức năng tim không tốt nên đặc biệt chú ý.

(5). Hạn chế sinh hoạt.

Bình thường, người bị bệnh đau tim phong thấp tính nếu từ trước tới giờ chưa bị suy tim thì khi kết hôn, sinh hoạt tình dục và cho con bú sẽ không gặp trở ngại lớn lắm. Khi vợ chồng sinh hoạt tình dục, nhịp tim sẽ tăng lên, huyết áp cũng sẽ tăng, chứng đau tim cũng theo đó mà bị nặng hơn. Vì vậy, người bị phong tim nên hạn chế sinh hoạt.

(6). Thường xuyên uống nước cốt chanh.

Nước cốt chanh có tác dụng rất tốt đối với người bị tim phong thấp. Thực tiễn đã chỉ ra rằng, trong nước cốt chanh có khả năng hạn chế khuẩn liên cầu dẫn tới bệnh phong thấp nhiệt. Cách uống nước cốt chanh là: Bắt đầu từ ngày đầu tiên, mỗi ngày phải uống 10 ml nước cốt chanh, sau đó mỗi ngày tăng thêm 10 ml, tăng cho đến khi phải uống mỗi ngày 300 ml thì thôi. Thông thường qua hai cách điều trị này mà bệnh phong tim đã có chuyển biến tốt.


Từ Khóa:

Cao huyết áp || Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc || Mẹo vặt trong cuộc sống hàng ngày ||


Quảng cáo: Trái cây sấy xuất khẩu sỉ và lẻ

Xem thêm Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc

Ho

Viêm phế quản mãn tính

Hen suyễn

Bệnh lao phổi

Ung thư phổi

Xơ cứng động mạch

Bệnh vành tim

Thiếu máu

Tiêu chảy

Tiêu hóa không tốt

Đau dạ dày

Táo bón

Nôn

Viêm gan

Trà Hoa Thảo Mộc Đà Lạt

Tìm kiếm

Nông Sản Sạch



Kẹo Xoài




Xoài Sấy Dẻo