Trà Hoa Thảo Mộc



Táo đỏ Tân Cương




Trà Hoa Hồng



Tại sao sấm lại đi sau chớp

Tại sao sấm lại đi sau chớp. Bách Khoa Tri Thức

Hình minh họa: Tại sao sấm lại đi sau chớp. Bách Khoa Tri Thức

(Nguồn ảnh: Internet)


Tại sao sấm lại đi sau chớp

Sấm và chớp là hai hiện tượng thiên nhiên đầu tiên khiến cho con người sơ khai sợ hãi và thần bí hóa nhiều nhất. Khi thấy chớp lóe lên kèm theo tiếng nổ ầm, tiếp đó là tiếng ù ù rền rền như tiếng trống liên hồi, người sơ khai tin rằng thần linh đang nổi cơn thịnh nộ. Và sấm, sét chính là cách thức

thần linh trừng phạt con người. Để hiểu chớp, sét và sấm, ta cần nhớ lại những hiểu biết về điện. Nhưng trước hết, cần nói rõ chớp và sét tuy mang hai tên nhưng chỉ là một hiện tượng. Khi ta chỉ nhìn thấy tia sáng nháy nháy mà không nghe thấy tiếng nổ, hoặc nghe rất xa, ta gọi đó là chớp. Khi thấy tia sáng lóe, tiếng nổ gần và lớn, ta gọi đó là sét.

Ta biết rằng mọi vật liệu đều có khả năng nhiễm điện và tích điện - điện “dương” hoặc điện “âm”. Dương điện có sức hút rất mạnh đối với âm điện. Điện tích càng lớn thì sức hút nhau càng mạnh. Khi điện tích đạt tới cực điểm - nghĩa là đến mức “quá tải” - thì vật chứa điện sẽ bị “đập bể”. Sự phóng điện - đập bể bình chứa - chính là để giải tỏa sức căng do sự quá tải để làm cho hai điện tích đó được cân bằng về điện. Hiện tượng sét xảy ra theo đúng quá trình vừa mô tả.

Một đám mây chứa điện tích trái với điện tích của một đám mây khác hoặc với điện tích của một vật ở dưới đất (cái nhà chẳng hạn). Khi điện áp giữa hai vật chứa đủ mạnh để có thể “bẻ gãy” sự ngăn cách của không khí giữa chúng với nhau thì một tia lửa điện bật lên. Sự phóng điện sẽ theo con đường có sức đề kháng yếu nhất. Do đó, chớp thường ngoằn ngoèo chữ chi là vậy.

Khả năng dẫn điện của không khí tùy thuộc nhiệt độ, tỷ trọng và độ ẩm. Không khí khô là vật cách điện rất tốt. Nhưng không khí ẩm lại là vật dẫn điện khá tốt. Đó là lý do tại sao khi đã bắt đầu mưa rồi thì sấm chớp cũng giảm lần rồi ngưng. Không khí ẩm tạo thành vật dẫn điện khiến cho các đám mây điện tích có thể “giao lưu” một cách thoải mái nên không có trường hợp tích điện quá căng nữa.

Thế còn sấm là gì? Khi có hiện tượng phóng điện, không khí quanh chỗ bị dãn ra sau đó co lại cực nhanh. Sự đụng chạm giữa dãn và co cực nhanh và mạnh giữa hai luồng khí này gây ra tiếng nổ. Tiếng rền rền chính là tiếng vang của sấm từ các đám mây khác phản dội lại.

Ánh sáng truyền đi với vận tốc 300.000 km/giây, trong khi đó âm ba (tức sóng âm) chỉ truyền đi với vận tốc 340 m/giây trong không khí, do đó ta luôn thấy chớp rồi sau đó mới nghe thấy sấm.


Từ Khóa:

Tại sao sấm lại đi sau chớp || Bách Khoa Tri Thức || Khám phá thế giới


Quảng cáo: Trái cây sấy xuất khẩu sỉ và lẻ

Xem Thêm Về Bách Khoa Tri Thức

Địa khai là gì

Sự nghiên cứu các địa khai và hóa thạch giúp con người tìm hiểu loài người, loài vật, thực vật đã sống cách nay hàng triệu triệu năm. Sự nghiên cứu này quan trọng đến nỗi nó đã trở thành một khoa học riêng biệt gọi là khoa cổ sinh vật học.

Thời đại băng hà đã thật sự chấm dứt chưa

Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng thời đại băng hà xảy ra cách nay hàng bao triệu năm và nay chẳng còn dấu tích gì nữa. Nhưng các nhà địa chất thì nói rằng hiện ta đang

Tại sao đến ngày nay vẫn còn băng hà

Thời kỳ đầu của thời đại băng hà, ở vùng Bắc Mỹ ngày nay có thể coi là một lục địa nước đá cũng như Nam, Bắc cực ngày nay vậy.

Tại sao trong năm lại có các mùa

Ngay từ thời xa xưa con người đã muốn hiểu về sự thay đổi thời tiết trong các mùa. Tại sao mùa hè nóng, mùa đông lạnh? Tại sao ngày mùa xuân dài hơn ngày mùa đông? Tại sao đêm mùa đông dài hơn đêm mùa hè?

Ẩm ướt, tại sao vậy

Bạn lấy cục nước đá bỏ vào ly nước. Lát sau phía ngoài thành ly có những giọt nước đọng. Tưởng cái ly bị nứt rạn nên nước bên trong rịn ra ngoài thì bạn lầm to. Nước đọng trên thành ly là do hơi nước trong không khí gặp lạnh nên tụ lại đó. Độ ẩm của không

Sương mù là gì

Câu trả lời nghe đơn giản và có phần thơ mộng: Sương mù là mây sà xuống gần mặt đất, là là mặt đất! Không có sự khác biệt cơ bản giữa sương mù và mây bồng bềnh trôi trên trời cao. Khi mây bay là là trên mặt đất hay trên mặt biển thì gọi là sương mù. Sương

Sương muối là gì

Mỗi buổi sáng, hai bên vệ đường, bạn thấy cái gì long lanh trên các lá cỏ, bạn đừng vội mừng vì tưởng đó là kim cương. Quả thật nó giống kim cương lạ thường, mà lại là kim cương loại tốt nữa kìa. Nhưng không, đó chỉ là những giọt sương hay là sương muối mà

Cầu vồng là gì

Cầu vồng là một hiện tượng tự nhiên đẹp đẽ nhất. Ngay từ thời xa xưa, cầu vồng đã gây cho con người biết bao nhiêu ngạc nhiên và tò mò muốn biết nó là cái gì? Ngay đến như Aristotte, một đại triết gia thời cổ Hy Lạp cũng đã tìm cách giải thích hiện tượng c

Tại sao ở miền xích đạo trời lại nóng

Mỗi khi nhìn vào mô hình quả địa cầu, bạn thường thấy một đường chỉ đỏ bao quanh ở chính khúc giữa và chia địa cầu thành hai bán cầu bằng nhau. Sợi chỉ đỏ đó tượng trưng cho xích đạo. Thật ra xích đạo chỉ là một đường tưởng tượng. Nếu dùng tàu bay, nhất là

Khói là gì

Khói là kết quả sự cháy không hoàn toàn của một loại chất đốt nào đó. Điều này có nghĩa là nếu chất đốt hoàn toàn cháy hết thì không có khói.

Sương khói là gì

Trong khoảng từ ngày 4 đến ngày 9 tháng 12 năm 1952, riêng tại thành phố Luân Đôn có khoảng 4000 người chết vì hậu quả của sương khói. Vậy sương khói là gì và tại sao nó lại nguy hiểm?

Kích cỡ một nguyên tử là bằng nào

Nên nói trước: tất cả những hiểu biết của ta hôm nay về nguyên tử có thể bị thay đổi vào ngày mai. Bởi vì trong khoa học thường xuyên phát hiện ra những điều mới lạ về nguyên tử, nhất là từ khi có máy “nghiền” nguyên tử ra đời.

Nguyên tử năng là gì

Nguyên tử năng là năng lượng thu được từ nguyên tử. Mỗi nguyên tử đều chứa những hạt năng lượng. Lực đã làm cho thành phần của các nguyên tử “dính” lại với nhau. Trong nguyên tử năng, hạt nhân nguyên tử là nguồn năng lượng và năng lượng này được phóng ra k

Radium là gì

Radium là chất phóng xạ. Thế nhưng phóng xạ là gì? Ta đã biết, bất cứ nguyên tố nào cũng do nguyên tử cấu thành. Hầu hết các nguyên tử đều “bền”, nghĩa là nó không thay đổi theo thời gian, không bị “biến chất”, bị “phân rã”. Hiện tượng này gọi là phóng xạ.

Trà Hoa Thảo Mộc Đà Lạt

Tìm kiếm

Nông Sản Sạch



Kẹo Xoài




Xoài Sấy Dẻo