Trà Hoa Thảo Mộc



Táo đỏ Tân Cương




Trà Hoa Hồng



Sâu thiên ngưu có hại gì cho cây cối

Sâu thiên ngưu có hại gì cho cây cối. Bách Khoa Tri Thức

Hình minh họa: Sâu thiên ngưu có hại gì cho cây cối. Bách Khoa Tri Thức

(Nguồn ảnh: Internet)


Sâu thiên ngưu có hại gì cho cây cối

Có những cây trong công viên hoặc vườn cây ăn quả trong bên ngoài đều đầy đủ cành lá, nhưng có cây lại khô héo, chỗ thân cây gần mặt đất có các vết nứt hoặc là có các lỗ nhỏ đó chính là do sâu thiên ngưu gây ra.

Có tới khoảng hai vạn loại thiên ngưu, đa số là côn trùng có hại của cây cối. Thử lấy sâu thiên ngưu thường thấy để xem xét: chúng ta dễ tìm thấy thành trùng của chúng ở trên cành cây vì chúng có thói quen tĩnh tại. Thân của thành trùng sâu thiên ngưu hình ống tròn, màu đen, trên cánh vỏ có các nốt lấm chấm trắng dạng như sao. Hai phía ngực trước có hai cục nhô lên tựa như cái áo mặc có miếng lót vai. Chân dài và mạnh. Mắt kép rất đặc biệt tựa như hình quả thận lõm vào vây lấy chung quanh râu xúc giác. Điều đặc biệt nhất là râu xúc giác mọc ở trước trán thành dạng râu, rất

dài, có thể tới 15-75mm, dài gấp 3-5 lần thân mình, râu có 12 đoạn nên dễ thấy. Miệng phát triển mạnh. Giữa tháng 6 đến tháng 8, trùng cái sau khi giao phối bò lên cành cây gần mặt đất cắn thành miệng lỗ rồi đẻ trứng ở đó. Trứng hình bầu dục màu sữa. khoảng 10 ngày, trứng nở thành ấu trùng tựa như con nhộng vậy, đầu màu nâu, mình màu trắng, không có chân, hàm rất phát triển. Thời kỳ đầu, nó xoay đi xoay lại dưới vỏ cây, sau khi lớn lên, chuyên đục phần gỗ thành các rãnh cong queo giao nhau và vừa ăn vừa xả, đem cặn bã của đồ ăn và phân chất đống vào một chỗ. Nó trú qua mùa đông ở trong cây ở dạng ấu trùng. Giữa tháng tư, tháng năm năm thứ hai, qua nhiều lần lột xác, nó dịch đến miệng lỗ, lấy mạt gỗ lấp miệng lỗ lại, bắt đầu hóa thành con nhộng hình dạng cọc sợi, màu vàng nhạt. Sau khi nhộng mọc lông sẽ bò ra miệng lỗ để bay đi.

Do thời kỳ từ trứng đến nhộng thiên ngưu đều sống trên cành cây nên khó phát hiện. Nó lại đục khoét vỏ cây và thân cây làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sinh trưởng của cây cối. Cho nên, sâu thiên ngưu là côn trùng có hại cho cây ăn quả và cây cối khác. Đặc biệt là các cây đào, táo, cam, quít, quất, dâu bị hại rất nặng. Có hàng ngàn cây trong vườn cây ăn quả bị chúng đục khoét, không những chúng làm cây cối bị chết mà còn phá hoại cả gỗ của cây nữa.

Trong thiên nhiên có một kẻ thù tự nhiên của thiên ngưu, đó là ong chân phù, mình chỉ dài 3-4mm. Sau khi tìm thấy ấu trùng thiên ngưu, ong chân phù lấy kim đuôi chích nhiều lần vào mình ấu trùng và tiết ra chất độc để cho ấu trùng bị tê liệt. Ong sẽ hút chất lỏng trong mình ấu trùng để bổ sung dinh dưỡng, sau đó đẻ trứng vào chỗ nếp nhăn ở hai bên bụng ngực ấu trùng thiên ngưu. Ong cái đẻ trứng xong còn ở lại bên cạnh quan sát, nếu thấy trứng rơi khỏi thân ấu trùng thì lấy chân gạt về chỗ cũ và còn ở lại theo dõi. Độ 1-2 ngày sau, trứng ong nở ra ấu trùng, chúng rúc đầu vào trong mình con thiên ngưu để hút chất lỏng. Sau khi trưởng thành, kết thành kén, hóa nhộng, mọc lông và cùng bay với ong mẹ.


Từ Khóa:

Sâu thiên ngưu có hại gì cho cây cối || Bách Khoa Tri Thức || Khám phá thế giới


Quảng cáo: Trái cây sấy xuất khẩu sỉ và lẻ

Xem Thêm Về Bách Khoa Tri Thức

Tại sao chuồn chuồn đạp nước

Chuồn chuồn là loài côn trùng chúng ta rất quen thuộc. Mùa hè, mùa thu, trước và sau khi mưa, chúng bay thành đàn, trẻ con thích đuổi bắt. Nhưng bạn có biết quá khứ của chúng thế nào không?

Ấu trùng ngài đá xây nhà thế nào

Có lúc chúng ta trông thấy một loại ngài nhỏ trong đám cỏ hoặc bụi cây ven nước, đầu chúng nhỏ, có thể xoay tự do, mắt kép to, hai mắt cách xa nhau. Râu xúc giác dạng tơ dài và có nhiều đoạn. Chân dài mảnh. Cánh chất màng, mặt ngoài có lông, cánh trước to,

Tại sao con gọng vó và bọ xít nước có thể sống trên mặt nước

Nói chung, côn trùng không sống trên mặt nước - nơi tiếp xúc giữa không khí và nước - nhưng có hai loại côn trùng có sở trường sống ở nơi đó, chúng là con gọng vó và bọ xít nước, cả hai con đều là côn trùng bộ cánh một nửa.

Tại sao con người thù ghét châu chấu

Côn trùng loại có cánh đã xuất hiện cách đây 300 triệu năm. Lúc đó khí hậu ôn hòa, cây cối rậm rạp, điều kiện sinh sống thuận lợi khiến cho côn trùng trên đất liền phát triển càng nhanh. Từ các tư liệu về hóa thạch ta thấy: ở thời đó, trong sự tiến hóa của

Tại sao châu chấu lại bay thành đàn

Có một số nhà khoa học cho rằng: hoạt động sinh lý của chúng đặc biệt dồi dào và cần có nhiệt độ cơ thể tương đối cao, nếu kết thành đàn thì một mặt do đông đúc có thể giữ được nhiệt độ cơ thể, một mặt còn bổ sung được nhiệt lượng từ môi trường xung quanh,

Công và tội của côn trùng cánh cứng

Cách đây 280 triệu năm là thời đại phồn thịnh của côn trùng, 19 bộ côn trùng đã được phát hiện, trong đó trừ đi hai bộ đã tuyệt diệt, 17 bộ còn lại kéo dài cho đến tận bây giờ. Đặc điểm rõ nhất của thời kỳ đó là xuất hiện bốn bộ côn trùng hiện tại biến thá

Côn trùng nào được mệnh danh là kẻ cắp trong kho lương thực

Bạn thấy lương thực để trong nhà và trong kho lâu ngày sẽ bị đục khoét hoặc mọt đục, bên trong thường có loại trùng nhỏ rất khó phát hiện. Thường có mấy chục loài côn trùng có hại cho kho chứa lương thực, trong đó chủ yếu là côn trùng cánh cứng của bộ cánh

Bọ rùa ăn gì

Bạn đã từng thấy một loại côn trùng nhỏ, mình tròn hình cái trống; phủ giáp trụ màu vàng óng, trên mặt cánh còn điểm mấy chấm đen chưa? Nó là con bọ rùa (bọ cánh cứng) tiếng tăm lừng lẫy trong bộ cách vỏ.

Tại sao gọi bọ hung là bọ phân

Mùa thu, đông, trên con đường nhỏ hoặc trên đồng ruộng ở làng quê, bạn sẽ dễ bắt gặp một cảnh tượng ngộ nghĩnh: hai con côn trùng cánh cứng mập mạp đang gắng sức đẩy một cục phân tròn lớn hơn cả hai con gộp lại. Đó là con bọ hung của bộ cánh vỏ nổi tiếng,

Muỗi, ruồi nhặng - hai côn trùng nguy hiểm

Ruồi, muỗi là hai côn trùng rất có hại. Chúng đều là côn trùng thuộc bộ cánh đôi. Mình nhỏ, số lượng rất nhiều. Đặc trưng chủ yếu là chỉ có một đôi cánh trước chất màng, cánh sau thoái hóa thành gậy thăng bằng. Miệng kiểu chọc hút và liếm hút. Biến thái ho

Muỗi nguy hiểm như thế nào

Dưới mắt mọi người, muỗi là loại côn trùng nhỏ đáng ghét. Ban đêm, khi bạn vừa chợp mắt nó đã khe khẽ bám trên da bạn, hút no máu của bạn rất nhanh rồi bay đi; hoặc nó bay vo ve quanh bạn suốt buổi tối làm bạn không thể nào ngủ được. Nó không những hút máu

Những kỹ năng kỳ lạ của ruồi nhặng là gì

Nếu có người hỏi bạn: “Côn trùng nào đáng ghét nhất?” Chắc bạn sẽ trả lời ngay là ruồi nhặng. Đúng vậy, loài côn trùng nhỏ này thích sống ở nơi bẩn thiểu nhưng lại thích quấy rầy quanh bạn. Nó có thể truyền bá rất nhiều loại bệnh tật và có nhiều thói quen

Tại sao các nhà di truyền học lại thích con ruồi giấm

Tuy chúng ta căm ghét ruồi nhặng, nhưng cũng nên biết có một loại ruồi giúp ích rất nhiều cho các nhà di truyền học. Đó là con ruồi giấm (drosophila) - ngôi sao nổi tiếng và là con cưng trong phòng thí nghiệm khoa học. Ngày nay, trong phòng thí nghiệm nghi

Ba vương quốc côn trùng kỳ lạ

Điều kỳ lạ của thế giới côn trùng là chúng biết sống thành bầy đàn (cuộc sống mang tính xã hội), đó là con mối của bộ đẳng cánh, con ong mật và con kiến của bộ cánh màng. Mối, ong và kiến đã tạo nên ba vương quốc rất kỳ lạ. Đó là vương quốc thật sự và quốc

Trà Hoa Thảo Mộc Đà Lạt

Tìm kiếm

Nông Sản Sạch



Kẹo Xoài




Xoài Sấy Dẻo